Danh mục menu

Điều hành


 Thời khóa biểu        Tài nguyên 


Điểm học sinh        Lịch công tác


     PM tiện ích          Văn bản 

Thành viên đăng nhập

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 26
  • Hôm nay: 1941
  • Tháng hiện tại: 198834
  • Tổng lượt truy cập: 7684861

Thành viên đăng bài viết

Chuyên đề tích hợp giáo dục pháp luật trong môn công dân bậc THCS

Đăng lúc: Chủ nhật - 11/12/2016 15:55 - Người đăng bài viết: Trần Thị Bích Liên
Chi bộ Quang ánh Minh (Tam Hải)

Chi bộ Quang ánh Minh (Tam Hải)

Chuyên đề này do tổ xã hội soạn thảo để giáo viên thực hiện dạy học tích hợp trong môn giáo dục công dân của tổ.

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

A/Tầm quan trọng của chuyên đề:

Môn Giaos dục công dân ở bậc trung học cơ sở có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Đây là môn học có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này, tạo cho môn Giaos dục công dân có những lợi thế để có thể tích hợp nhiều nội dung giáo dục cần thiết cho HS như giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội…Trong những nội dung tích hợp này, tích hợp giáo dục pháp luật giữ vị trí quan và cần thiết đối với HS trước thực trạng chấp hành pháp luật hiện nay ở nước ta.

Vấn đề đặt ra là, tích hợp nội dung gì và tích hợp như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục pháp luật cho HS một cách tốt nhất mà không làm thay đổi nội dung và đặc trưng môn học.

Có rất nhiều phương pháp dạy học tích hợp giáo dục pháp luật cho HS ở bậc trung học cơ sở từ truyền thống đến hiện đại, được GV áp dụng có hiệu quả. Trong chuyên đề náy, chúng tôi, xin được trình bày một số phương pháp điển hình, phù hợp với HS địa phương miền biển, với khả năng tiếp thu tốt nhất của HS.

B/Một số phương pháp tích hợp cụ thể:

1/Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lý tình huống)

Đây là phương pháp đặc trưng có nhiều lợi thế của môn giáo dục công dân. Đòi hỏi HS phải tư duy để xác định cách giải quyết, xử lý vấn đề/ tình huống sao cho phù hợp.

a/Mục tiêu của phương pháp:

Giups HS đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung bài học,qua đó củng cố kiến thức dã học và làm quen với kĩ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đồi sống xã hội.

b/ Cách thực hiện:

Giaos viên nêu tình huống pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, phù hợp với nội dung bài học, với các biểu hiện , hành vi khác nhau để HS phân tích, xử lý.

-HS xác định nhận dạng vấn đề/ tình huống

-HS phát hiện vấn đề cần giải quyết

HS thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/ tình huống cần giải quyết.

HS liệt kê các cách giải quyết.

HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết.

GV kết luận đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài học.

c/Một dố lưu ý:

Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với nọi dung giáo dục pháp luật.

.Tình huống phải phù hợp với nhận thức của HS.

-Tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với đời sống HS.

Tình huống phải chứa đựng mâu thuẩn cần giải quyết,gợi ra cho HS nhiều cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau.

d/Ví dụ minh họa:

Khi dạy tích hợp nội dung  giáo dục pháp luật bài 2 ‘Tự chủ”ở lớp 9, GV nêu tình huống sau:

Bạn Nam lớp em là người giao du rộng. Một hôm, bạn đến rủ em đến quán cà phê,bạn ấy “bật mí “cho em.”Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc-phiêu lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng không phải là heroin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”

Câu hỏi:

1/Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em làm như vậy?

2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao?

2/Phương pháp thảo luận nhóm:

Phương pháp thảo luận nhóm có ưu thế trong dạy tích hợp nội dung giáo dục pháp luật, là phương pháp trong đó GV tổ chức học tập cho HS theo những nhóm nhỏ, nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp, tạo điều kiện cho HS được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm.

a/Mục tiêu của phương pháp:

Giups HScó thể lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và chắc chắn hơn.

-Tạo không khí lớp học sôi nổi, cởi mở, giúp HSmạnh dạn, tự tin hơn, dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho HS niềm hứng thú trong học tập.

- Thông qua thảo luận nhóm HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác.

b/Cách thực hiện:

-Gvnêu chủ đề thảo luận.

Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm.

-Các nhóm thảo luận.

Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe và cho ý kiến.

GV tổng kết và nhận xét.

c/Một số lưu ý:

-Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.

Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả của mỗi nhóm.

Trong khi HS các nhóm thảo luận GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.

d/ Ví dụ mimh họa:

Khi dạy bài 7” Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” ở lớp 6, sau khi cho HS xem các bức ảnh hoặc băng hình về cảnh con người bảo vệ thiên nhiên, hoặc tàn phá môi trường,GVcó thể cho HSthảo luận nhóm, theo các câu hỏi sau;

1/Cảnh nào sau đây, là yêu thiên nhiên hoặc không yêu thiên nhiên, vì sao?

2/Em cần phải làm gì để thể hiện là người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

3/Phương pháp thảo luạn lớp:

a/Mục tiêu của phương pháp:

Thảo luận lớp, nhằm phát huy được tính tích cực học tập của HS của số đông HS mà không tốn nhiều thời gian. Thông qua thảo luận lớp HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp, tự tin, lắng nghe và phản hồi tích cực.

b/ Cách tiến hành:

G V nêu vấn đề cần thảo luận.

-HSthảo luận (nêu ý kiến,tranh luận,hỏi lại vấn đề mình chưa rõ, phản hồi ý kiến, phát biểu bổ sung ý kiến của bạn).

-GV hoặc đại diện HS ghi tóm tắt ý kiến phát biểu của từng HS lên bảng phụ (hoặc giấy khổ rộng).

-Lớp thống nhất ý kiến.

-GV chính xác hóa đáp án và kết luận.

c/Ví dụ minh họa:

Ở hoạt động luyện tập, củng cố bài 15 (lớp 9):Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận lớp vấn đề sau Theo em, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý khác nhau ở những điểm nào?

HS cả lớp thảo luận

-GVcủ đại diện lớp ghi tóm tắt ý kiến của tuwnngf HS.

-Lớp thống nhất ý kiến.

-GV chốt đáp án

Kết luận

4/Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai được sử dụng trong dạy học tích hợp nội dung giáo dục pháp luật đối với các tình huống cần thể hiện cách ứng xử của HS. Trong phương pháp này, GV tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

a/M ục tiêu của phương pháp

-GiupsHS có thể vận dụng trực tiếp các quy định của pháp luật vơi thực tiễn thực hiện pháp luật trong đời sống hằng ngày.

-Thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho HS trong học tập , qua đó nhanh chóng tiếp thu kiến thức bài học.

b/ Cách thự hiện

-GV nêu chủ đề chia nhóm,giao tình huống và yêu cầu từng nhóm đóng vai.

-Các nhóm thảo luận  chuẩn bị đóng vai.

Các nhóm lên đóng vai.

-Lớp thảo luận nhận xét việc đóng vai của các nhóm.

GVkết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã đóng vai.

c/ Một số lưu ý

-Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề nội dung tích hợp, phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS và với điều kiện , hoàn cảnh lớp học.

-Tình huống không nên quá dài và phức tạp, mất nhiều thời gian.

-tình huống phải có các cách giải quyết khác nhau.

-Mỗi tình huống có thể phân công một nhóm hoặc mấy nhóm cùng đóng vai.

-Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai cho các nhóm.

Trong khi HS chuẩn bị thảo luận và đóng vai, GV cần đi đến các nhóm để nghe và góp ý, hướng dẫn khi cần thiết.

d/Ví dụ minh họa

Khi dạy bài 18 “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật”ở lớp 9, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai:

Sau giờ tan học, trên đường đạp xe về nhà, Hà rủ Tú:

-Đoạn này, vắng người qua lại, chúng mình phóng xe trên vỉa hè đi.

Tú đang chần chừ thì Hà rủ tiếp:

-Cậu nhát gan thế. Bọn con trai lớp mình đứa nào chả đi như thế một vài lần.

Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của Tú trong trường hợp này?

5/ Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi có thể áp dụng trong dạy học tích hợp về giáo dục pháp luật, đây là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một nội dung nào đấy trong bài học thông qua một trò chơi cụ thể liên quan đến việc chấp hành pháp luật.

A/ Mục tiêu của phương pháp

-Qua trò chơi HS có cơ hội trực tiếp vận dụng kiến thức trong nội dung bài học vào điều kiện cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với pháp luật.

-Qua trò chơi HS được thu hút vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú giảm bớt được sự mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.

a/Cách thực hiện

GVphổ biến tên trò chơi, nội dung trò chơi và luật chơi cho HS.

HS tiến hành chơi

Đánh giá sau trò chơi

Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi

c/Một số lưu ý

-Trò chơi phải dễ thực hiện, phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của trường lớp., địa phương và trình độ HS trung học cơ sở đồng thời không mất sức và đảm bảo an toàn cho HS.

Trò chơi phải tạo cơ hội cho HS học tập tốt bài học-“Chơi mà học”.

HS phải nắm được quy tắc chơi.

 Phải quy định  rõ thời gian, địa điểm chơi.

-Phải tạo điều kiện cho HS tham gia đầy đủ, tham gia tổ chức và điều kiển ở tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.

HS phải được luân phiên, thay đổi hợp lí khi tham gia trò chơi.

d/Ví dụ minh họa

Ở bài 16 (Lớp 6)” Quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”. GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tư vấn pháp luật” như sau:

-GVmời một nhóm tham gia đóng vai các” luật sư”để tư vấn pháp luật cho các công dân. GV cung cấp thêm tài liệu (Các điều khoản trong Hiến pháp và Bộ luật hình sự) cho nhóm “Luật sư”.

-GV yêu cầu HS trong lớp chuẩn bị 1-2 câu hỏi tình huống hoặc câu chuyện đã sưu tầm được có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để hỏi các” luật sư.”

Khi các công dân nêu câu hỏi tình huống…các “Luật sư”có thể trao đổi cử đại diện trả lời.

-Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi các “Luật sư”trả lời hết các câu hỏi của “công dân”.

6/Phương pháp tọa đàm

a/Mục tiêu của phương pháp

Đây là phương pháp phổ biến trong dạy học môn GDCD ở bậc THCS, nhằm tạo cơ hội cho HS chủ động trong việc điều khiển hoạy động, được tự do hơn khi phát biểu ý kến của mình.

b/ Cách thực hiện

-GV và HS thống nhất cấn đề cần tọa đàm.

-HS cử 1 người điều khiển tọa đàm ( có thể là lớp trưởng, hoặc 1HS nào đó mà các em tín nhiệm …), một người thư ký ghi biên bản.

-GV ghi tóm tắt ý kiến HS, chi hổ trợ cho các em khi cần thiết.

-Người điều khiển nêu vấn đề cần tọa đàm.

-HS tiến hành thảo luận.

-HS tranh luận, phản hồi ý kiến.

-HS thống nhất những vấn đề chung.

GV nêu ý kiến của mình về vấn đề tọa đàm.

GV và HS đánh giá kết quả tọa đàm.

c/ Một số lưu ý

Trước khi  tọa đàm, GV giao nhiệm  vụ cụ thể cho HS tìm hiểu vấn đề cần tọa đàm, phù hợp với nội dung giáo dục pháp luật gắn với nội dung bài học, trước một tuần.

d/Ví dụ minh họa

Ở bài 14 (Lớp 7): “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”, GV có thể tổ chức cho HS , tọa đàm về thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của công đân hiện nay ở địa phương, theo các bước đã nêu trên.

7/ Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ

a/ Mục tiêu của phương pháp

Liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp nhằm tạo ra những điều kiện thuận tiện cho HS được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan đến bài học.Trên cơ sở đó, HS được bộc lộ thái độ ý kiến cách làm riêng của mình, hoặc so sánh,đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn nội dung pháp luật cần học. HS cũng có thể so sánh, đối chiếu thái độ, hành vi của mình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, tránh được việc vi phạm pháp luật.

b/ Cách thực hiện

-GV có thể đặt câu hỏi gợi mở để HS liên hệ với thực tế thực tế cuộc sống.

c/ Một số lưu ý

-Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học.

-Vấn đề liên hệ phài gần gũi, vừa sức với HS .

d/ Ví dụ minh họa

Ở bài 14 (Lớp 7)” Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. GV có thể hỏi các câu hỏi sau để HS liên hệ và tự liên hệ:

1/ Em biết gì về tình hình môi trường ở địa phương?

2/ Hãy cho biết ý kiến của em về tình hình môi trường ở trường ta?

3/Em có nhận xét gì về tình hình sử dụng điện nước ở gia đình mình?

GV động viên HS liên hệ thực tế và tự liên hệ.

Học sinh phát biểu bằng chính những suy nghĩ của mình.

8/ Phương pháp tranh luận

a/ Mục tiêu của phương pháp

Tranh luận tạo cơ hội cho HS được bày tỏ những ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, phát triển ở HS kĩ năng trình bày suy nghĩ logic, khả năng tập trung vào những điểm chính, cốt lõi; biết phân tích quan điểm của bản thân và phản hồi ý kiến kịp thời; biết chấp nhận quan điểm của người khác, nếu quan điểm đó hợp lý.

b/Cách thực hiện

-Chọn vấn đề tranh luận.

Chọn người tham gia tranh luận, tổ chức thành hai đội hoặc hai nhóm (nên để HS xung phong).

-GV nêu vấn đề để HS tranh luận.

-HS suy nghĩ, tìm ý kiến trả lời câu hỏi.

Từng đội/ nhóm lần lượt nêu ý kiến để bảo vệ quan điểm của mình.

-Lớp nhận xét đánh giá.

c/ Ví dụ minh họa

Ở bài 3 (Lớp 6) “Tiết kiệm”, GV tổ chức cho HS tranh luận vấn đề:

-Vì sao cần tiết kiệm? Từ đó, các em hiểu được ý nghĩa của tiết kiệm.

C/ Kết luận:

Qua thực tế giảng dạy, có thể nói môn GDCD, đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đao đức, hình thành và rèn luyện ở HS ý thức sống, học tập có kỉ luật khi ở trong nhà trường; chấp hành theo quy định của pháp luật trong cuộc sống hằng ngày. Và là nền tảng để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Vì vậy, trong thời đại ngày nay, Đòi hỏi người GVdạy công dân, phải vừa có năng lực chuyên môn vững vàng vừa không ngừng học hỏi, nghiên cứu  thâm nhập thực tế đới sống, xã hội để áp dụng những phương pháp dạy tích cực, những tình huống trong cuộc sống để làm cho giờ học công dân  thật sự hấp dẫn, thu hút được mọi đối tượng học sinh tham gia, để những kiến thức  được học ở môn công dân, đươc chính HS nhận thức rằng nó rất  quan trọng và cần thiết, giúp HS và cả GV xóa bỏ những suy nghĩ lệch lạc trước đây rằng môn công dân chỉ là môn phụ.

Nếu suy nghĩ một cách thấu đáo và nghiêm túc thì học tốt môn công dân sẽ là nền tảng, là cơ sở để học tốt các môn học khác.Bởi vì, suy cho cùng ngưới có đạo đức, chấp hành tốt pháp luật thì mới học tập tốt và làm việc tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả bài viết: Trần Thị Bích Liên
Nguồn tin: tranquycap-nuithanh.edu.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Giới thiệu

Tiểu sử Trần Quý Cáp

Trần Quý Cáp lúc nhỏ tên là Nghị, sau đổi Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Sinh năm 1870 (Canh Ngọ) tại thôn Thai La, làng Bất Nhị , nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.   Đền thờ Trần Quý Cáp ở Diên Khánh Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng...

Liên kết




Công ty Phú Bình Pro
thiết kế web tại Quảng Nam

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường THCS Trần Quý Cáp?

Giao diện đẹp.

Nội dung phong phú.

Cập nhật tin tức nhanh.

Tất cả phương án trên.

Liên kết website