Danh mục menu

Điều hành


 Thời khóa biểu        Tài nguyên 


Điểm học sinh        Lịch công tác


     PM tiện ích          Văn bản 

Thành viên đăng nhập

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 150
  • Khách viếng thăm: 148
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 11222
  • Tháng hiện tại: 1183940
  • Tổng lượt truy cập: 18144139

Thành viên đăng bài viết

BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC LỚP 7

Đăng lúc: Thứ năm - 08/12/2016 10:24 - Người đăng bài viết: Trần Thị Bích Liên
BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC LỚP 7

BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC LỚP 7

Đây là bài thuyết trình do em Quỳnh Quyên thể hiện tại cuộc thi thuyết trình văn học cấp huyện năm học 2014-2015,đạt giải khuyến khích

 CẢM NHẬN VỀ QUÊ HƯƠNG QUA BÀI THƠ "TIẾNG GÀ TRƯA" CỦA xUÂN QUỲNH


Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một tuổi thơ để nhớ, để thương để mà hoài niệm, nhưng có lẽ tuổi thơ được sống bên bà là niềm vui sướng và hạnh phúc nhất. Chính vì thế, “Bà” trở thành biểu tượng là nguồn cảm hứng dạt dào của biết bao nghệ sĩ, thi nhân. Đặc biệt “Bà” đã đi vào thơ ca nhắc nhớ mỗi chúng ta về tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Nếu bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, tình bà cháu được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, thì đến với nhà thơ Xuân Quỳnh-một nữ sĩ sinh ra và lớn lên trên quê hương “Áo lụa Hà Đông” - Hà Nội - bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn đằm thắm, khao khát yêu thương và tình yêu cuộc sống, tình bà cháu lại được khơi nguồn từ“ âm thanh tiếng gà trưa”. Và âm thanh tiếng gà bình dị, đơn sơ, rất đỗi đời thường được lọc qua tâm hồn Xuân Quỳnh bỗng trở nên diệu kì, trở thành chất thơ ngọt ngào, tạo hình tạo nhạc. Để rồi tạc vào lòng người đọc hình ảnh người bà-biểu tượng của tình yêu và lẽ sống - được thể hiện thật cảm động và tha thiết trong bài thơ “Tiếng gà trưa” in lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” năm (1968) của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Bài thơ mở đầu bằng tiếng gà cục ta cục tác, vang lên xao động tâm hồn người chiến sĩ trên đường hành quân ra chiến trường đánh giặc:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục…cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

        Chỉ nghe một tiếng gà trưa vang lên giữa thời gian ngắn ngủi ở vùng giới tuyến Vĩnh Linh mà bao nhiêu cảm xúc ùa về ào ạt. Điệp từ “nghe” láy đi láy lại ba lần, biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi dây vô hình níu giữ cho âm thanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nỗi nhớ, xôn xao gọi về kỉ niệm êm đềm đầm ấm đã qua. Đó là một  tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận. Trong hồi ức của người cháu,tình cảm của bà hàm chứa tình cha nghiêm khắc mà nặng sâu:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt”

Bà mắng yêu như vậy vì bà muốn giữ gìn dung nhan cháu bé. Đó chẳng phải là lời dặn dò thủ thỉ, sự quan tâm hết mực của bà?

     Nghe tiếng gà trưa, người cháu làm sao quên được dáng bà liêu xiêu, bàn tay gầy gầy xương xương của bà khum soi trứng.

“Tay bà khum soi trướng.

Dành những quả chắt chiu.

Cho con gà mái ấp.

      Và người cháu đi xa, có thể nào quên được nỗi lo lắng, tâm trạng không yên của bà khi mùa đông lại tới:

“Bà lo đàn gà toi.

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà.

Cháu được quần áo mới”

Thì ra, tất cả sự lo lắng, không yên  ấy của bà đều vì cháu.Vì bà sự cháu yêu của bà không có quần áo mới mặc trong những ngày tết đến xuân về!

       Ôi! Tình bà hàm chứa cả tình mẹ bao dung chở che, yêu thương con hết mực, lo toan mọi điều, mong dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.Bà lặng lẽ hy sinh ,quên cả tuổi già chỉ mong cháu bà được vui và hạnh phúc.Bất giác, ta nhớ đến bài thơ “Bếp lửa” của Bằng việt, dù cảm xúc được khơi nguồn từ “âm thanh tiếng gà” hay hình ảnh “bếp lửa” vẫn đồng điệu ở sự chân thành,ở niềm xúc động trào dâng về tình bà cháu thiêng liêng ,đằm sâu trong nỗi nhớ của những người  cháu đi xa.

       Âm thanh là một thứ vô hình nhưng bằng sự cảm nhận tinh tế về tình yêu bà của nhà thơ Xuân Quỳnh thì âm thanh tiếng gà bỗng trở nên hữu hình, đọng mãi và ngân rung, chiếm trọn trong trái tim tuổi thơ để rồi bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ bên bà đã đi vào trong giấc mơ và cất lên thành hai tiếng “hạnh phúc” ngọt ngào, thật không có gì so sánh được:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Người cháu trong bài thơ thiếu vắng tình cha, nghĩa mẹ nhưng được bà bù đắp yêu thương chở che, chu toàn mọi việc. Vì vậy, người cháu có hạnh phúc nào hơn khi được sống trong tình bà như thế!

        Đồng hiện cùng âm thanh tiếng gà cục ta cục tác cả một vùng trời kỉ niệm tuổi thơ hạnh phúc bên bà còn là hình ảnh những con gà mái vàng, mái mơ với ổ trứng hồng đẹp như tranh lụa. In đậm trong cõi lòng tuổi thơ vẫn còn ôm trọn cái màu nắng lóng lánh nơi chùm lông những mẹ gà đốm trắng và kỉ niệm tuổi dại thơ tò mò xem trộm gà đẻ trứng. Rồi những khát khao của tuổi thơ mong được quần áo mới có từ tiền bán gà. Tất cả, tất cả đã ùa về chiếm trọn tâm tư người cháu trên đường hành quân xa. Nó xóa tan bao vất vả, gian lao dồn lên thành sức mạnh, thành tình yêu Tổ quốc thiết tha.

Như vậy, cái âm thanh tiếng gà bình dị, thân quen, dân dã ấy đã trở nên thiêng liêng, kì lạ khi nó gắn kết quá khứ với hiện tại, gắn kết tình cảm bà cháu và tình yêu quê hương, đất nước.

Lắng lại một lần nữa qua âm thanh tiếng gà ta bắt gặp hình ảnh người cháu năm xưa nay đã thành người chiến sĩ, mang hạnh phúc bà trao hiến dâng cho Tổ quốc:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

        Hướng hẳn về người bà để tâm sự,  chủ thể trữ tình đã thông qua đó giải bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ “vì” đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ càng làm nổi bật nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ. Từ âm thanh tiếng gà trưa, nhà thơ đưa tâm hồn ta trôi theo dòng chảy cảm xúc từ tình bà cháu, từ kỉ niệm tuổi thơ về hội tụ thành tình yêu quê hương đất nước. Cuồn cuộn trong tình ruột thịt, gia đình là tình cộng đồng, dân tộc. Người cháu đi chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc, để giử gìn bình yên cho mỗi ngôi nhà, cho âm thanh tiếng gà vang mãi không thôi.

         “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay, cái hay không phải ở ngôn từ trau chuốt, ở vần điệu mà ở cách thể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thành thông qua sự sáng tạo, biến cách linh hoạt về số chữ, số dòng thơ của thể thơ ngũ ngôn. Đặc biệt âm thanh “tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại xuyên suốt bài thơ là điểm sáng thẩm mĩ quan trọng nhất của bài thơ, khơi nguồn cho dòng cảm xúc. Theo âm thanh tiếng gà, diễn biến tâm lý của nhân vật trữ tình càng lúc càng đi vào chiều sâu tâm trạng. Như vậy, âm thanh tiếng gà trưa cứ được đẩy mãi vào miền ẩn kín, thẳm sâu của con người. Nó chuyển từ cảm nhận bằng cảm tính đến lí tính để con người nhìn nhận, đánh giá và hành động. Từ âm thanh tiếng gà, ta hiểu tình bà cháu là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ biết yêu gia đình, biết yêu quê hương và biết hiến dâng cho Tổ quốc.

        Bài thơ khép lại, nhưng “âm thanh tiếng gà trưa” vẫn mãi ngân rung trong lòng người đọc, đọng lại trong tâm tưởng mỗi chúng ta về hình ảnh những người bà, người mẹ giàu đức hi sinh, giàu lòng nhân hậu. Nhắc nhớ chúng ta về một thời chiến tranh gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. Nhắc nhớ chúng ta biết trân trọng, nâng niu những gì mình đang có, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.Tìm về với“ bà” trong bài thơ,em càng thấm thía hơn:Cuộc sống có hiện đại đến đâu,thì trong ký ức mỗi chúng ta mãi mãi còn vang vọng âm thanh tiếng gà,mãi mãi có bóng hình bà ngự trị.Bởi lẽ,đó là cội ngồn.

Tác giả bài viết: Trần Thị Bích Liên
Nguồn tin: tranquycap-nuithanh.edu.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 51 trong 13 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Tiểu sử Trần Quý Cáp

Trần Quý Cáp lúc nhỏ tên là Nghị, sau đổi Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Sinh năm 1870 (Canh Ngọ) tại thôn Thai La, làng Bất Nhị , nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.   Đền thờ Trần Quý Cáp ở Diên Khánh Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng...

Liên kết




Công ty Phú Bình Pro
thiết kế web tại Quảng Nam

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường THCS Trần Quý Cáp?

Giao diện đẹp.

Nội dung phong phú.

Cập nhật tin tức nhanh.

Tất cả phương án trên.

Liên kết website