Danh mục menu

Điều hành


 Thời khóa biểu        Tài nguyên 


Điểm học sinh        Lịch công tác


     PM tiện ích          Văn bản 

Thành viên đăng nhập

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 34
  • Tháng hiện tại: 716834
  • Tổng lượt truy cập: 7459082

Thành viên đăng bài viết

Chuyên đề dạy học môn Mỹ thuật

Đăng lúc: Thứ sáu - 16/12/2016 16:23 - Người đăng bài viết: Phan Thị Mai Dân
Chuyên đề dạy học môn Mỹ thuật

Chuyên đề dạy học môn Mỹ thuật

CHUYÊN ĐỀ : Tăng cường một số biện pháp giúp các em học tốt hơn bộ môn Mĩ thuật  qua khâu thực hành bài vẽ theo nhóm ở bậc THCS.

I. Đặt vấn đề:

Trong nhà trường Trung học cơ sở việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật đạt kết quả tốt đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức về chuyên môn, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, liên hệ thực tế để tìm hiểu rõ đối tượng có những khả năng, năng khiếu đặc biệt nhằm phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của mỗi học sinh. Bởi vì học sinh chính là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên, cuối cùng của việc dạy học là kiến thức phải “đến” với học sinh.

          Giáo viên dạy môn Mĩ thuật cần phải giải thích cho học sinh thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn Mĩ thuật bởi nó là môn học có tính giáo dục văn hóa thẩm mĩ, hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh.

           Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu và nhận ra một số vấn đề sau:

+ Phần lớn đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nên việc chuẩn bị dụng cụ học tập theo yêu cầu bộ môn còn nhiều hạn chế. Từ đó các em mặc cảm, ít tham gia phát biểu xây dựng bài.

+ Trong mỗi lớp học chỉ có một vài em là có khả năng, năng khiếu tốt, còn lại do không có năng khiếu nên các em chưa thật sự quan tâm đến bộ môn Mĩ thuật, cũng như bài vẽ của mình và vẽ với tính cách đối phó dẫn đến hiệu quả của bài vẽ thực hành tại lớp còn yếu.

            Từ những thực tế trên, qua quá trình đứng lớp giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra việc dạy - học áp dụng chuyên đề Tăng cường một số biện pháp giúp các em học tốt hơn bộ môn Mĩ thuật  qua khâu thực hành bài vẽ theo nhóm ở bậc THCS.”

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

   1. Thực tế

          Việc đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn nghệ thuật, đặc biệt là phân môn Mĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất chưa phục vụ đúng theo môn học,  đa số học sinh có hòan cảnh đặc biệt khó khăn. Việc trang bị dụng cụ học tập theo yêu cầu bộ môn còn hạn chế.

         Thực tế đối tượng học sinh ở lứa tuổi cấp 2 các em đã được rèn luyện qua việc đổi mới phương pháp từ các năm trước, nên các em có phần vững vàng về kiến thức cũng như kĩ năng. Việc học môn Mĩ thuật không đòi hỏi các em vào khuôn khổ như các môn học khác mà phải sinh động “học vui, vui học”, đây cũng là một vấn đề có thể tạo tình huống cho những học sinh không có năng khiếu mĩ thuật không yêu thích bộ môn càng lười học hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng. Trước tình hình thực tế đó tôi mạnh dạn đưa ra việc dạy - học áp dụng chuyên đề “ Tăng cường một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật  qua khâu thực hành bài vẽ theo nhóm ở bậc THCS.”

   2. Tăng cường một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật.

  a. Giáo viên:

- Để thực hiện tốt cho tiết học khâu dặn dò bài mới của giáo viên ở sau khi học xong tiết học trước là rất cần thiết không thể thiếu như: Học bài và làm bài tập ở nhà, đọc bài nghiên cứu thật kĩ từng nội dung của bài, trên cơ sở đó khi vào tiết học bài mới các em sẽ không bị lúng túng, mặt khác giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn khi thuyết trình.

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ học tập cho từng phân môn, từng tiết học mĩ thuật như: giấy vẽ A4, bút chì, tẩy, màu ( sáp, chì màu, bút dạ . . .) sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, bài viết, phục vụ cho tiết học.

- Các nhóm chuẩn bị treo bài cũ xoay vòng ở nhóm mình vào đầu mỗi tiết học, có nhận xét chéo theo sự hướng dẫn giáo viên.

- Khâu dặn dò phải đi đôi với việc kiểm tra, để xem mức độ chuẩn bị của học sinh theo từng nhóm, nhóm trưởng sẽ báo cáo cụ thể để kịp thời uốn nắn các em qua từng tiết học.

b. Học sinh:

        - Học sinh chuẩn bị tốt theo yêu cầu của giáo viên: học bài, làm bài tập, nghiên cứu bài mới, chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ.

        - Thực hiện tốt khâu treo bài cũ ở đầu mỗi tiết học và có nhận xét chéo theo cảm nhận.

        - Các nhóm phối hợp để tham gia thảo luận cho từng nội dung của bài mới tốt.

            c.  Giáo viên thực hiện quá trình giảng dạy bài mới.

- Giáo viên phải có sự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học theo từng phân môn, giới thiệu bài mới cho học sinh xem tranh ảnh, mẫu vật gợi ý một số câu hỏi mang tính sát thực gần gũi với các em như cách sắp xếp bố cục phải có chính phụ, hình ảnh rõ ràng để có thể dễ dàng thảo luận và đưa ra những giải thích đúng, tạo sự hấp dẫn và hứng thú khi học sinh làm bài.

- Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm giáo viên cần bao quát lớp, động viên và nhắc nhở các nhóm tích cực làm việc, có thể đặt vấn đề khơi gợi dẫn dắt để các em nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng.

- Giáo viên vẫn phải có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với những em không có năng khiếu tốt để các em đủ tự tin trong khi thực hiện các khâu, các bước  thể hiện bài. Bên cạnh sự quan tâm của giáo viên, mà ở mỗi nhóm những em có năng khiếu vẽ khá tốt có thể giúp đỡ bạn, nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của nhóm.

d. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện bài vẽ thực hành theo nhóm tại lớp.

   Đối với môn học Mĩ thuật khâu thực hành theo nhóm tại lớp sẽ quyết định chất lượng của tiết học.

- Để đạt được hiệu quả tốt khâu thực hành, giáo viên phải cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh mặc khác học sinh phải nắm cơ bản về kiến thức vận dụng tối đa sự hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo trong môn học nghệ thuật. Đồng thời giáo viên phải tạo cho học sinh niềm tin và lý tưởng một cách vững vàng, từ đó các em sẽ càng thích thú và đam mê trông chờ vào tiết học mĩ thuật để các em vận dụng những khả năng, hiểu biết của mình vào bài mới.

- Học sinh thực hành theo nhóm các em sẽ phát huy sáng tạo cái mới, cái đẹp vào bài vẽ, không phải lệ thuộc bởi khuôn khổ rập khuôn như trước kia mà học sinh tự vẽ, tự sáng tác theo cảm hứng. Các nhóm học sinh phải có sự so sánh thi đua giữa nhóm này với nhóm khác để khích lệ tính sáng tạo. Từ đó tôi đưa ra thang điểm mang tính thi đua như nhóm nào hoàn thành bố cục, hình mảng, đường nét nhanh nhất sẽ được tuyên dương, có điểm thưởng tính vào điểm kiểm tra miệng. Trong quá trình thực hiện ngoài việc thi đua các em còn phải thảo luận để nhóm mình có thể đưa ra một số hình ảnh mang tính tượng trưng, sinh động sát với yêu cầu nội dung.

- Học sinh ở các nhóm, nhóm trưởng sẽ ghi nhận những kết quả của nhóm hoặc cá nhân có tham gia phát biểu, có bài vẽ tốt .

3. Phần thực hành theo nhóm :

     Tôi xin trình bày ở 1 dạng bài “vẽ theo mẫu ” 

    Ví dụ 1: Dạng bài VẼ THEO MẪU:  VẼ TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ

                                                      (Tiết 1–Vẽ hình)

  Giáo viên có kế hoạch cho học sinh “Thảo luận thực hành bài vẽ tại lớp” ở bài 6 – lớp 7.

     a. Khâu dặn dò ở tiết dạy bài cũ:

- Việc chuẩn bị cho tiết học bài mới giáo viên cần phải dặn dò các nhóm chuẩn bị ở tiết học trước, thật cụ thể.

- Giáo viên đặt mẫu gợi ý cho học sinh quan sát, nhận xét từ mọi góc nhìn bên phải, bên trái, chính diện thì có sự thay đổi bố cục theo hướng quan sát tới mẫu từ đó các em có những khái quát và định hướng cho tiết học mới.

     b. Khâu thực hiện tiết dạy:

         Phần dạy bài mới thực hành theo nhóm ở lớp 7. Tôi xin trình bày như sau:

         Phần bài mới, tôi giới thiệu khái quát cho học sinh xem một số mẫu vật thật, tranh vẽ tĩnh vật , nêu một số nhận xét về bố cục hình dáng, đặc điểm, đậm nhạt. Tiếp đó tôi đặt vật mẫu ở mỗi dãy bàn , ngang tầm mắt của học sinh (cái lọ ở phía sau bên phải, quả phía trước bên trái) Tôi yêu cầu các nhóm xem sách giáo khoa và đại diện nhóm nhận xét hướng quan sát tới mẫu, đồng thời tôi nhắc sơ lược dàn ý bài học cũng là xoay quanh nội dung tiết “vẽ theo mẫu”. Như vậy hôm nay chúng ta tiến hành quan sát nhận xét mẫu vật thật và thực hiện 3 bước vẽ mẫu vật ở dạng tĩnh.

c. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu vật:

        Tôi mời đại diện nhóm đọc sách giáo khoa nội dung quan sát, nhận xét, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét trên mẫu vật được đặt phía trước. Tôi nêu một số gợi ý cho các nhóm thảo luận.

- Hình dáng chung, hình dáng riêng từng vật mẫu là gì?

- Đặc điểm của mẫu như thế nào?

- So sánh độ đậm nhạt giữa lọ và quả.

           +Học sinh trả lời theo cảm nhận riêng.

           +Giáo viên nhận xét chung tuyên dương các nhóm xây dụng bài tốt.

    Tôi nêu 4 bước thực hành cụ thể :

B1_Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác khung hình chung .

B2_ Uoc luong ti le phac khung hinh rieng tung vat mau.

B3 – Ve net chinh bang net thang.

B4_Điều chỉnh tỉ lệ và vẽ chi tiết va dam nhat.

- Giáo viên thị phạm các bước tiến hành trên.

- Yêu cầu học sinh thực hành bài vẽ vào giấy A4. Đại diện các nhóm lên bảng thực hiện lại các bước vẽ.

1. Đối với giáo viên.

- Giáo viên phải có kế họach hướng dẫn dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới về nội dung, dụng cụ học vẽ phục vụ cho từng phân môn thật cụ thể, có như vậy các họat động học tập “Thực hành bài vẽ theo nhóm tại lớp” các em mới nhanh nhẹn, chủ động học tập, chủ động tư duy. Vận dụng những kiến thức khả năng và năng khiếu vào trong bài vẽ của mình.

- Thực hiện thang điểm thi đua giữa nhóm này với nhóm khác để khích lệ sáng tạo, đồng thời là động lực thúc đẩy học sinh tích cực học tập. Kết quả chất lượng của môn Mĩ thuật thông qua “Thực hành bài vẽ theo nhóm ”

2. Đối với học sinh:

- Học sinh phải thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn dặn dò, chuẩn bị cho từng tiết học cụ thể.

- Học sinh tự giác học bài và làm bài tập ở nhà, làm việc độc lập chủ động với sách giáo khoa. Bài vẽ phải tự tin bằng chính thực lực của mình không phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

- Chuẩn bị dụng cụ học vẽ đầy đủ cho từng phân môn.

- Khi thực hành bài vẽ tại lớp học sinh phải làm việc theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau, với tinh thần học tập thi đua, tự giác, tích cực để đạt thành tích tốt.

- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng khả năng, năng khiếu của mình vào thực tiễn phục vụ cho các môn học các, tham gia tốt phong trào nhà trường.

 

                                                                    

                                               

 

 

 

 

 

Tác giả bài viết: Phan Thị Mai Dân
Nguồn tin: tranquycap-nuithanh.edu.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Tiểu sử Trần Quý Cáp

Trần Quý Cáp lúc nhỏ tên là Nghị, sau đổi Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Sinh năm 1870 (Canh Ngọ) tại thôn Thai La, làng Bất Nhị , nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.   Đền thờ Trần Quý Cáp ở Diên Khánh Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng...

Liên kết




Công ty Phú Bình Pro
thiết kế web tại Quảng Nam

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường THCS Trần Quý Cáp?

Giao diện đẹp.

Nội dung phong phú.

Cập nhật tin tức nhanh.

Tất cả phương án trên.

Liên kết website