Danh mục menu

Điều hành


 Thời khóa biểu        Tài nguyên 


Điểm học sinh        Lịch công tác


     PM tiện ích          Văn bản 

Thành viên đăng nhập

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 80
  • Hôm nay: 9687
  • Tháng hiện tại: 234253
  • Tổng lượt truy cập: 7720280

Thành viên đăng bài viết

Trai tim người mẹ ở trong cô

Đăng lúc: Thứ sáu - 16/12/2016 00:30 - Người đăng bài viết: Mai Văn Ba
Trai tim người mẹ ở trong cô

Trai tim người mẹ ở trong cô

Gương tốt nhà trường, gương sáng nhà giáo

 

TRÁI TIM NGƯỜI MẸ Ở TRONG CÔ

Không phải là giáo viên chủ nhiệm, nhưng đã thành thói quen, mỗi ngày đến trường bước vào phòng tổng phụ trách tôi luôn nhìn lên bảng tổng kết thi đua hằng tuần của các lớp. Và cũng từ thói quen đó mà cái tên Lê Thị Phận ghi dấu ấn trong tôi, bởi cái tên đó luôn luôn gắn với số đỏ vị thứ nhất, nhì, ba mà cô tổng phụ trách vòng tròn ở cuối dòng. Và tôi cũng không nhớ đó là lớp nào, bởi mỗi năm học khác nhau đều xuất hiện lớp học khác nhau nhưng tên cô giáo chủ nhiệm gắn với số đỏ ấy không ai khác là cô Lê Thị Phận.

Không phải một lần, hai lần, ba lần… mà thường là vậy. Cứ mỗi chiều nếu tôi đi đến trường sớm trước 15 phút đầu buổi thì tôi thấy cô đã đứng trước phòng hội đồng nhìn về phía lớp học, nếu tôi đi sớm trong khoảng 15 phút đầu buổi thì không gặp cô, bởi vì cô đã ở trên lớp chủ nhiệm, nếu tôi đến trường đúng giờ vào lớp thì thấy cô ngược dòng các thầy cô giáo khác trở về phòng hội đồng hoặc đến lớp dạy bộ môn.

          Và cứ như vậy, suốt bốn năm qua – kể từ thời gian tôi về trường. Và chắc hẳn đã từ lâu là như vậy, ít ai biết đến, bởi cô không bao giờ nói về mình, cô không ồn ào phân bua công việc mình làm. Cô âm thầm như lẽ đương nhiên của một người thầy, tất cả vì học sinh thân yêu. Khi chúng ta chưa đến trường thì cô đã đứng đó nhìn về phía học trò, khi chúng ta đến trường thì cô đã ở trên lớp chủ nhiệm, khi chúng ta lên lớp thì cô ngược dòng về phòng hội đồng hoặc về lớp dạy bộ môn.

Mỗi đầu năm học khi nhận lớp chủ nhiệm không ít giáo viên liệt kê danh sách học sinh yếu, học sinh lưu ban, học sinh gọi là “cá biệt” (tôi không dùng từ học sinh “cá biệt” để nói về học sinh) để phân bua sự khó khăn của mình. Còn cô, tiếp nhận lớp học như đón nhận một đàn em thân yêu, như người mẹ đến với các con. Cô chưa bao giờ dùng các cụm từ không thiện cảm để nói về học trò mình. Cô lập danh sách tất cả học sinh, theo dõi từng hoàn cảnh gia đình, từng đặc điểm mỗi học sinh, ghi lại từng số điện thọai, từng địa chỉ cụ thể của từng phụ huynh. Với cô mỗi học sinh là một thế giới tâm hồn phong phú. Không chỉ học sinh “có khó khăn về hai mặt giáo dục” mà ngay cả học sinh đã được ghi học bạ năm học trước học lực giỏi, hạnh kiểm tốt cũng đều là đối tượng cần quan tâm dạy dỗ. Vì cô hiểu rằng mỗi sự phân biệt đối xử với các em đều gieo trong tâm hồn các em sự phản cảm.

Một ngày tháng ba đầy nắng gió, sống với đất trại kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường THCS Trần Qu‎ý‎ Cáp, tôi lại ấn tượng bởi hình ảnh cô giáo Lê Thị Phận. Nhìn dáng tất bật của cô khi lớp dựng trại, cô luôn ân cần nhắc nhở các em cách dựng lều, cách căng dây, cách buột cọc chi li từng nút thắt. Và cô lại đon đả với các em trong từng trò chơi. Cô lo lắng trìu mến rồi hoan hỉ khi các em tham gia thi văn nghệ. Cô tỉ mỉ từng cái ca, cái chai, thau nước, bong bóng… trong trò chơi đổ nước tiếp sức. Cô chi tiết từng cây bút, hộp màu, tờ giấy, phân công dặn dò các em trong trò chơi vẽ tranh đồng đội. Cô chu đáo dặn dò từng em rồi cô háo hức vui mừng khi từng quả bóng được các em dẫn vào rổ, cô xuýt xoa nuối tiếc khi bóng lăn ra ngoài. Cô phấn khởi reo hò khi các em bắt được chim, cô lại lo lắng chau mày khi các em đi chệch hướng trong trò chơi bịt mắt bắt chim. Cô nhiệt tình cổ vũ: Các em cố lên! Các em cố lên!.. khi lớp dằn co từng mi li mét xê dịch của sợi vải đỏ rồi cô vỡ òa sung sướng khi lớp chiến thắng, rồi cô lại săn đón dìu đỡ từng em khi các em mệt lã sau trò chơi kéo co… Cô như người mẹ hiền chăm chút cho các em lúc ăn, lúc nghỉ, lúc chơi, cô hòa đồng với các em trong từng lời ca điệu múa, sinh hoạt tập thể. Rồi cô lại sung sướng reo hò cùng lớp nhưng cũng không quên nhắc nhở lớp trật tự mỗi khi cái tên lớp 7/1 liên tục được xướng lên khi cô trại phó tổng kết trại. Và cuối cùng lớp 7/1 về nhất toàn đoàn, niềm vui như vỡ òa, cô nhảy cẩn lên ôm chầm các em sung sướng vô bờ… và cả lớp xúm xú‎‎yt vây quanh lấy cô như người mẹ trìu mến.

Một trái tim giàu yêu thương, khao khát vì sự nhiệp trồng người đâu chỉ dành cho học sinh bảo mẫu. Vẫn cái dáng tất bật ấy, cử chỉ yêu thương ấy, cái điệp khúc đi sớm về sau ấy cô trải lòng cho tất cả học sinh dạy trên lớp bộ môn, lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Cô luôn nghiêm khắc không roi vọt, nhưng với tấm lòng bao dung thấu hiểu từng hoàn cảnh, mỗi tâm hồn, cô cảm hóa các em bằng sự yêu thương, bằng kiến thức gom góp trong cuộc đời, cô trao cả cho các em. Chất lượng bộ môn ngữ văn, môn giáo dục công dân của lớp cô phụ trách chưa bao giờ dưới 95%. Bồi dưỡng học sinh giỏi năm học nào cũng đạt giải. Và năm học này cả ba học sinh dự thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp bảy do cô bồi dưỡng đạt hai giải nhì, một giải ba. Một thành tích vô cùng ấn tượng và âu cũng là kết quả tất nhiên không phụ tấm lòng của một cô giáo ngày đêm miệt mài từng trang giáo án, tất cả vì học sinh thân yêu.

Và tôi lại hiểu vì sao cái vòng tròn số đỏ ấy lại luôn gắn với một người. Nhưng với cô chắc không phải vì số đỏ ấy mà cô phấn đấu thi đua. Và để hiểu về cô tôi lại nhớ đến câu nói của Gôlôbôlin “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.” 

Với lẽ sống đó, cô chọn nghề dạy học. Năm năm gieo chữ ở miền núi, mười năm ươm mầm ở miền biển vẫn không vơi trong cô lòng nhiệt huyết yêu thương. Cô giáo Phận nhỏ nhắn người thị trấn Núi Thành, mãi âm thầm như nhịp đập con tim, ngày mỗi ngày vượt đường dài hơn hai mươi cây số, qua chuyến đò ngang cửa biển đầy sóng gió, về miền xã đảo Tam Hải xa xôi, gieo cho đời những hạt giống yêu thương.

Và tôi vẫn nghe âm vang “Bài ca người đi giao hạt” và tôi vẫn nghe vang trong tim lời bài hát “ Mẹ và cô”. Không âm thanh nào đủ nói hộ giùm tôi, nhưng có một điều tôi hiểu, “trái tim người mẹ ở trong cô”.

Tác giả bài viết: Mai Văn Ba
Nguồn tin: Bai dự thi không đạt giải
Từ khóa:

gương sáng

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Tiểu sử Trần Quý Cáp

Trần Quý Cáp lúc nhỏ tên là Nghị, sau đổi Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Sinh năm 1870 (Canh Ngọ) tại thôn Thai La, làng Bất Nhị , nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.   Đền thờ Trần Quý Cáp ở Diên Khánh Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng...

Liên kết




Công ty Phú Bình Pro
thiết kế web tại Quảng Nam

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường THCS Trần Quý Cáp?

Giao diện đẹp.

Nội dung phong phú.

Cập nhật tin tức nhanh.

Tất cả phương án trên.

Liên kết website