Danh mục menu

Điều hành


 Thời khóa biểu        Tài nguyên 


Điểm học sinh        Lịch công tác


     PM tiện ích          Văn bản 

Thành viên đăng nhập

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 195
  • Khách viếng thăm: 194
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 2423
  • Tháng hiện tại: 226989
  • Tổng lượt truy cập: 7713016

Thành viên đăng bài viết

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Đăng lúc: Thứ ba - 13/12/2016 13:32 - Người đăng bài viết: Lê Thị Phận
Phương pháp dạy học theo chủ đề

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

VỚI CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

 

I. Thế nào là dạy học theo chủ đề?

Dạy học theo chủ đề  là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.

Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.

Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó.

Vì là dạy học theo chủ đề nên căn bản quá trình xây dựng chủ đề tạo ra quá trình tích hợp nội dung (đơn môn hoặc liên môn) trong quá trình dạy.

II. Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.

Mọi sự so sánh giữa bất kì mô hình hay phương pháp dạy nào cũng trở nên khập khiễng bởi mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những ưu thế hoặc những hạn chế riêng có.

Tuy nhiên, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo từng bài thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc học và dạy học thực sự là thế giới mới cho những người học?  

Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô hình dạy học trong thời đại mới. Đồng thời, cũng sẽ chỉ ra cho ta thấy những lợi thế nhất định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy.

Rõ ràng, nếu căn cứ vào việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi này thì dạy học theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay, sẽ có những ưu điểm sau:

 

Dạy học theo cách tiếp cận

truyền thống hiện nay

Dạy học theo chủ đề

1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa học.. do giáo viên (SGK) áp đặt (G.viên là trung tâm).

2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động, bồi dưỡng các phương thưc tư duy khoa học và các phương pháp nhận thức khoa học: PP thực nghiệm, PP tượng tự, PP mô hình, suy luận khoa học…)

3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lượng cố định.

 

 

4- Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết kế chương trình học).

5- Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài tập).

6- Kết thúc một chương học, học sinh không có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.

7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.

8- Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học.

 

9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định…

1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm).

2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.

 

3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.

4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau.

 

5- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.

 

6- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.

 

 

7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.

8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.

9- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.

 

* Điểm tương đồng giữa dạy học chủ đề và dạy học truyền thống là VẪN COI VIỆC LĨNH HỘI NỘI DUNG LƯỢNG KIẾN THỨC NỀN TẢNG, vì thế dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có thể vận dụng vào thực tiển hiện nay dễ dàng hơn một số mô hình khác. Điều cần làm để có thể vận dụng nó là phải tổ chức lại một số bài học thành một chủ đề được cho là sự tích hợp tốt hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn cách trình bày của sách giáo khoa mà chúng ta đang có.

* Điểm khác biệt cơ bản dẫn tới nhiều khác biệt ở trên là:

Một, dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên không đựoc coi học sinh là chưa biết gì trước nội dung bài học mới mà trái lại, luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tốt đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy.

Hai, dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác (VD các năng lực), trong khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến thức nên chỉ nhắm tới các mục tiêu được cho là quá trình này có thể mang lại.

Ba, trong dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu. Hơn nữa, với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều.

Bốn, với dạy học theo chủ đề, vai trò của giáo viên và học sinh cơ bản là thay đổi và khác so với dạy học truyền thống. Người giáo viên từ chỗ là trung tâm trong mô hình truyền thống đã chuyển sang là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm.

III. Tại sao nên quan tâm đến dạy học theo chủ đề trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay?

* Về mặt lý luận

Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặt chúng ta phải nghĩ đến một giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được ba vần đề này, chình là:

Một, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọng đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Hai, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giao khoa và quá trình bùng nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học.

Ba, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như; tăng cương tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay?

Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó là định hướng hình thành NĂNG LỰC cho học sinh.

Do đó, dạy học theo chủ đề với những lợi thế về đặc điểm như đã so sánh ở trên so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyết được ba vấn đề     trên, chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới.

 * Trên phương diện thực tiễn

Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành.

Tuy nhiên, trong thực tế, diện mạo đời sống xã hội không hiện diện đầy đủ ở bất cứ bài nào trong chương trình học. Nói cách khác, không thể gom hết toàn bộ xã hội sinh động vào nội dung chương trình của bất kì một môn học nào như một dạng kim chỉ nam xuyên suốt, kinh điển, giáo điều.

Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn[4]) nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học.

Ngoài ra, một thực tế khác cũng đáng quan tâm: hiện nay, ít nhiều trong chương trình học (bao gồm cả trong một bộ môn theo bậc hoặc các môn khác nhau theo một bậc) cũng có nhiều đơn vị kiến thức có tínhgiao thoa, liên hệ tương đối gần hoặc trùng lặp.

                                                   Tam Hải, ngày 06 tháng 9 năm 2015

                                                         Đơn vị: Trường THCS Trần Quý Cáp

 

 

Tác giả bài viết: Lê Thị Phận
Từ khóa:

phương pháp

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tiểu sử Trần Quý Cáp

Trần Quý Cáp lúc nhỏ tên là Nghị, sau đổi Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Sinh năm 1870 (Canh Ngọ) tại thôn Thai La, làng Bất Nhị , nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.   Đền thờ Trần Quý Cáp ở Diên Khánh Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng...

Liên kết




Công ty Phú Bình Pro
thiết kế web tại Quảng Nam

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường THCS Trần Quý Cáp?

Giao diện đẹp.

Nội dung phong phú.

Cập nhật tin tức nhanh.

Tất cả phương án trên.

Liên kết website